Ảnh chân dung là một trong những thể loại ảnh phổ biến trong cuộc sống. Để có một bức ảnh chân dung đẹp, bên cạnh góc độ ánh sáng và mẫu thì bố cục cũng rất quan trọng. Có rất nhiều quy tắc bố cục, nhưng trong bài viết này, Bình Minh Digiatl sẽ mách cho bạn 5 bố cục phổ biến trong chụp ảnh chân dung mà bạn nên biết.
Bố cục giữa tâm của bức ảnh
Bố cục này là bố cục kinh điển và rất an toàn. Bạn đặt người mẫu vào đúng tâm bức ảnh, và như thế kiểu gì bức ảnh cũng không tạo cảm giác bị sai.
Bố cục 1/3
Đây là bố cục kinh điển của nhiếp ảnh, nó sẽ chia hình ảnh ra 9 ô và được cắt với 2 cặp đường kẻ song song và vuông góc nhau. Tại mỗi điểm giao nhau, nó là 4 điểm vàng của bố cục, khi chụp 1 tấm mình mà bạn đưa được chủ thể muốn chụp vào các vị trí điểm vàng đó thì khi người xem họ sẽ bị chú ý vào các vị trí này. Các bạn hãy chú ý hướng nhìn của ánh mắt mẫu để có những có bố cục đẹp.
Bố cục về đường thẳng
Mắt người có xu hướng dõi theo đường thẳng một cách tự nhiên. Vì vậy ta có thể dùng những đường thẳng để dẫn người xem tới chủ để bức ảnh. Phổ biến nhất trong chân dung, đó là tìm những đường thẳng tự nhiên như lề đường, hàng cây, thanh ray đường sắt… và đặt người mẫu trên các đường thẳng đó.
Lưu ý: Nếu bạn có 2 đường thẳng hội tụ trong một khung hình, ví dụ 2 hàng cây, tránh đặt người mẫu thẳng vào điểm hội tụ. Nó làm mất chiều sâu bức ảnh. Thay vào đó, hãy đặt người mẫu lên một đường thẳng sao cho điểm hội tụ không bị chắn.
Bố cục theo khuôn mẫu lặp lại
Mắt người có xu hướng bị cuốn hút tự nhiên bởi những khuôn mẫu lặp đi lặp lại. Vì vậy những khung cảnh lặp lại sẽ tạo hình nền thú vị cho bức ảnh chân dung của bạn, ví dụ cánh đồng hoa, lá cây, hàng ghế….
Bố cục dạng khung
Bạn có thể tăng chiều sâu bức ảnh bằng những chiếc khung tự nhiên như ô cửa sổ, cây cối, hoặc bất kỳ thứ gì làm thành khung xung quanh người mẫu của bạn.
Trên đây là 5 bố cục phổ biến trong chụp ảnh chân dung bạn cần nắm vững. Bên cạnh những bố cục này, còn rất nhiều bố cục khác mà bạn có thể áp dụng như bố cục đối xứng, quy tắc số lẻ, quy tắc không gian trống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình những kỹ năng cần thiết để áp dụng trong quá trình chụp ảnh chân dung.