Theo nghiên cứu trên 700 trẻ em ở độ tuổi từ 10-17 của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) cho thấy, chỉ trong vòng 4 năm sau khi được chẩn đoán bệnh tiểu đường thì có tới 34% trẻ bị biến chứng cao huyết áp, 17% tổn thương thận, tổn thương các tế bào sản xuất insulin, từ đó tuổi thọ cũng sẽ giảm nhiều hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh.
Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm nếu để trẻ ăn/ uống quá nhiều sẽ rất dễ gây bệnh tiểu đường ngay từ khi còn nhỏ. Nếu mẹ không muốn con bị tiểu đường, giảm 20 năm tuổi thọ thì lưu ý ngay mẹ nhé.
Đồ ngọt
Theo Livestrong (Quỹ từ thiện giúp tăng nhận thức của mọi người về ung thư) cho biết, những loại thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, bánh quy, sirô, soda… rất ít giá trị dinh dưỡng lại còn gây biến động, làm tăng lượng đường trong máu, khiến tuyến tụy phải hoạt động nhiều để giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết.Do đó, nếu ăn/ uống quá nhiều đồ ngọt trong thời gian dài sẽ khiến tụy tạng hoạt động quá tải. Trong khi cơ thể trẻ còn chưa hoàn chỉnh, dẫn tới bị quá tải, nhanh tăng cân và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là tiểu đường.
Thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate vừa ít dinh dưỡng vừa tăng lượng đường trong máu. Ảnh: Internet
Các loại thịt và chế phẩm từ sữa giàu chất béo
Các loại thực phẩm này cung cấp dồi dào chất béo bão hòa – một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo, nên hạn chế cho trẻ hấp thụ chấy béo bão hòa, không quá 7%/ tổng lượng calo tiêu thụ một ngày.
Những loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa là thịt bò thăn, thịt cừu, nội tạng động vật, sườn lợn, các loại thịt gia cầm sẫm màu, thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt nguội…
Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo cần hạn chế như sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ và phomai…Trái cây khô
Trái cây khô đã mất đi lượng nước trong quá trình sấy khô và khiến cho các loại đường tự nhiên trong trái cây trở nên rất đậm đặc hơn. Do đó, khi ăn nhiều trái cây khô sẽ làm tăng đột biến chỉ số đường huyết.
Bánh mì trắng
Các thực phẩm chứa tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng… đều hoạt động giống như đường khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa chúng. Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ ăn các loại ngũ cốc hơn là ăn thực phẩm tinh bột.
Nên cho bé ăn ngũ cốc hơn là các thực phẩm tinh bột. Ảnh: Internet
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây nguyên chất 100% chứa rất nhiều đường tự nhiên trái cây, ít chất xơ nên nếu tiêu thụ nhiều trong thời gian dài cũng sẽ gây biến động nồng độ đường huyết, làm tăng lượng đường trong máu dẫn tới bệnh tiểu đường. Tốt hơn hết, nên cho trẻ uống vừa đủ hoặc ăn trái cây thay vì uống nước ép sẽ tốt hơn.
Nguồn: Tổng hợp